Những điểm du lịch ở Hà Nội

Hà Nội, thủ đô nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và khoa học công nghệ của cả nước. Nằm hai bên bờ sông Hồng, giữa vùng đồng bằng Bắc bộ trù phú, Hà Nội có được vị thế thuận lợi để trở thành nơi giao lưu thương mại trong nước và quốc tế.



blogdulich.vn/data/uploads/2013/04/du-lich-ha-noi-Copy.jpg


Là thủ đô của đất nước Việt Nam có lịch sử hàng nghìn năm văn hiến, Hà Nội đã bảo tồn được rất nhiều di tích văn hóa nổi tiếng, với hơn 600 đền, chùa. Mặc dù một số di tích bị mai một đi cùng với thời gian và do chiến tranh, Hà Nội vẫn còn giữ được nhiều danh lam thắng cảnh hấp dẫn du khách thập phương.

Một số điểm du lịch ở Hà Nội:

1. Văn miếu Quốc Tử Giám:

blogdulich.vn/data/uploads/2013/04/Van-Mieu2.jpg


Văn Miếu Quốc Tử Giám – trường đại học đầu tiên ở Việt Nam được xây dựng vào năm 1070. Đây là nơi diễn ra các cuộc thi tuyển chọn nhân tài từ khắp nơi để tìm ra người xuất sắc cho đất nước. Ở Văn Miếu cũng có khu vực dạy học, và những bia gắn trên rùa đá ghi danh các học giả, tiến sĩ tài giỏi trong suốt các triều đại phong kiến xưa.

2. Nhà hát lớn Hà Nội

blogdulich.vn/data/uploads/2013/04/nh%C3%A0-h%C3%A1t-l%E1%BB%9Bn-h%C3%A0-n%E1%BB%99i.jpg


Địa điểm: Số 1 Tràng Tiền, Chương Dương, Q Hoàn Kiếm, nằm trên quảng trường Cách Mạng Tháng Tám, vị trí đầu phố Tràng Tiền, không xa hồ Hoàn Kiếm và Bảo tàng Lịch sử Việt Nam.

3. Di tích nhà tù Hỏa Lò:

Nhà tù được thực dân Pháp xây dựng năm 1896 để giam giữ tù nhân và cả những tội phạm chính trị. Ngày nay Hỏa Lò chỉ còn lại một góc nhỏ là nơi tham quan cho du khách. Hỏa Lò cũng nằm trong danh sách top 10 nhà tù khét tiếng nhất trên Thế giới.

4. Hồ Hoàn Kiếm và Đền Ngọc Sơn:

blogdulich.vn/data/uploads/2013/04/h%E1%BB%93-ho%C3%A0n-ki%E1%BA%BFm.jpg


Dường như tất cả người dân Hà Nộiđều tìm đến hồ Hoàn Kiếm để thoát khỏi cuộc sống ồn ào ở thủ đô. Quanh hồ trồng nhiều loại hoa và cây cảnh, giữa hồ có tháp Rùa, trên hồ có đền Ngọc Sơn. Xung quanh hồ còn có nhiều di tích lịch sử khác như cầu Thê Húc màu đỏ mang ý nghĩa giữ lại ánh sáng đẹp của bầu trời dẫn đến cổng đền Ngọc Sơn, Tháp Bút khắc 3 chữ “Tả Thanh Thiên” (viết lên trời xanh), Đài Nghiên, đình Trấn Ba, tháp Hòa Phong…

5. Lăng Bác – Chùa Một Cột:

Quảng trường Ba Đình và lăng Bác đã trở thành không gian thiêng liêng của Thủ đô Hà Nội và của cả nước. Ngay trước Lăng là quảng trường Ba Đình được ví như trái tim của Hà Nội, tại đây đã diễn ra những sự kiện trọng đại của thủ đô và của cả nước, nơi Bác Hồ đã đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.. Viếng Lăng xong bạn sẽ được theo đoàn đi thăm nhà sàn và ao cá Bác Hồ, vẫn còn rất nhiều kỷ vật của Bác lúc sinh thời. Chùa Một Cột ngay gần Lăng Bác, bạn có thể đi bộ đến tham quan công trình kiến trúc độc đáo này.

6. Hoàng thành Thăng Long:

Địa điểm: số 18 đường Hoàng Diệu, quận Ba Đình. Nếu ở phố Cổ, bạn thì có thể tìm xe bus chuyến xe số 22, chuyến xe này sẽ dừng ở điểm đỗ trước cửa Hoàng Thành. Thời gian tham quan khoảng 1h45 phút, không mất vé tham quan.

7. Bảo tàng dân tộc học Việt Nam:

blogdulich.vn/data/uploads/2013/04/bao-tang-dan-toc-hoc.jpg


Đến đây du khách được chào đón để tham quan, nghiên cứu về dân tộc học từ những sự kiện tôn giáo tới các nghi lễ tượng trưng của 54 dân tộc Việt Nam. Bảo tàng hiện có 3 khu vực chính: Một khu bao gồm nhà trưng bày, văn phòng và cơ sở nghiên cứu, thư viện… Khu thứ 2 là khu trưng bày ngoài trời và khu thứ 3 nhằm để giới thiệu văn hóa các dân tộc nước ngoài.

8. Đền Quán Thánh:

Đây là một trong Thăng Long tứ trấn và Thăng Long tứ quán xưa. Trong đền có bức tượng Trấn Vũ đúc bằng đồng đen năm 1667, cao 3,69 m, nặng khoảng 4 tấn. Tượng Trấn Vũ là một công trình nghệ thuật độc đáo duy nhất tại ViệtNam, khẳng định nghệ thuật đúc đồng và tạc tượng của người Hà Nội cách đây ba thế kỷ. Đền Quán Thánh còn nổi tiếng với vẻ đẹp của nghệ thuật chạm khắc gỗ. Trên các bộ phận kiến trúc bằng gỗ của ngôi đền các đề tài như tứ linh, dơi, cá, tùng, trúc, cúc, mai, lẵng hoa, bầu rượu, thanh gươm, cảnh sinh hoạt của trần gian và thượng giới… được chạm khắc một cách tinh xảo mang đậm phong cách nghệ thuật thời Lê.

9. Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam:

Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam được thành lập vào năm 1987. Bảo tàng là trung tâm truyền thông kiến thức về lịch sử, văn hóa của phụ nữ Việt Nam cho công chúng. Đây cũng là nơi giao lưu văn hoá giữa phụ nữ Việt Nam và phụ nữ thế giới vì mục tiêu bình đẳng, hoà bình và phát triển.

10. Công viên nước Hồ Tây:

blogdulich.vn/data/uploads/2013/04/cong-vien-nuoc-ho-tay.jpg


Vị trí: Quận Tây Hồ, Hà Nội.
Ðặc điểm:Công viên nước Hồ Tây là khu vui chơi giải trí hiện đại và hấp dẫn nhất của Hà Nội.

11. Làng nghề kim hoàn Đình Công:

Vị trí: Nằm bên bờ sông Tô Lịch, thuộc huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Đặc điểm: Làng Định Công còn được gọi là Định Công kim hoàn.

12. Bảo tàng Lịch sử Quân sự
Vị trí: Số 28A đường Điện Biên Phủ, gần lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, quận Ba Đình, Hà Nội.
Ðặc điểm: Trưng bày những hiện vật và tài liệu giới thiệu quá trình ra đời và trưởng thành của các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử.

13. Làng Vòng:

Vị trí: Thuộc phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 8km về phía tây bắc.
Đặc điểm: Làng Vòng gồm có các thôn: Vòng Tiền, Vòng Hậu, Vòng Sở, Vòng Trung nhưng chỉ có hai thôn Vòng Hậu và Vòng Sở là làm cốm ngon.
Về Hà Nội, không ai không nhớ đến một thứ quà ngon nổi tiếng, thứ quà của lúa non. Cái thứ quà vừa dân dã vừa thanh tao đó có tên gọi là “Cốm làng Vòng”

14. Chùa Lý Quốc Sư:

Vị trí: Số 50 phố Lý Quốc Sư, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.
Đặc điểm: Chùa được xây cất từ năm 1131 và gọi là “Lý Quốc Sư Tự”.

15. Làng gốm Bát Tràng:

Vị trí: Nằm bên bờ tả ngạn sông Hồng, làng gốm Bát Tràng thuộc huyện Gia Lâm, cách trung tâm thủ đô Hà Nội hơn 10km về phía đông – nam.
Ðặc điểm: Làng gốm Bát Tràng đã tồn tại ở ven đô Thăng Long với tư cách một làng nghề khoảng hơn 500 năm nay.

16. Làng hoa quanh Hà Nội:

blogdulich.vn/data/uploads/2013/04/lang-hoa-ha-noi.jpg


Vị trí: Ngoại thành Hà Nội
Đặc điểm: Làng hoa quanh Hà Nội là nơi cung cấp hoa và cây cảnh chủ yếu cho Hà Nội đặc biệt là trong dịp Tết Nguyên Đán.

17. Cung Văn hóa thiếu nhi Hà Nội:

Vị trí: Số 36, phố Lý Thái Tổ, Hà Nội.
Ðặc điểm: Năm 1973 cung văn hóa thiếu nhi Hà Nội được xây dựng với sự giúp đỡ của Tiệp Khắc (cũ). Công trình rộng trên 10.000m², khánh thành ngày 19/2/1977.

18. Vườn thú Hà Nội
Vị trí:Vườn thú Hà Nội nằm giáp đường Cầu Giấy và đường Bưởi, Hà Nội; ở phía tây của nội thành Hà Nội.
Ðặc điểm:Vườn thú Hà Nội có hàng trăm loại thú, được chia làm nhiều khu: khu bò sát, khu chim muông, khu thú dữ… Đến năm 2002 vườn thú đã có 6 khu vực bảo tồn, 47 điểm trưng bày và tổng diện tích chuồng nuôi động vật 12.800m².

Khách sạn Hà Nội:

Đến Hà Nội du lịch, bạn nên đặt phòng khách sạn online, giá phòng sẽ rẻ hơn khá nhiều từ 10% – 20%. Bạn nên đặt phòng ở một số site uy tín như vnbooking.com, agoda, mytour….

Bạn có thể dễ dàng đặt phòng khách sạn hà nội vnbooking.com để được ưu đãi giá tốt nhất.

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

0 nhận xét:

Đăng nhận xét